Hộ trì – Con Đường Trí Tuệ
Bốn trọng tâm của thiện niệm, thiết lập các đề tài để quán bằng lối sống quân bình tế nhị để đưa niệm đến mức độ đầy uy lực, nền tảng cốt lõi phải thường để tâm nhớ nghĩ và quan sát, thấy rõ sự thật của kiếp sống nhân sinh. 4 trọng tâm đó là thân, cảm nhận/thọ, tâm và đối tượng/pháp.
Nếu ta xem thiện niệm như ngọn đèn pin thì niệm chính là đặt chỗ nào đó để thấy ra chân lý. Nhưng rất ít người đạt được vì không thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát như là cẩm nang hướng dẫn thực hành hiệu quả. Nhiều vị Thầy dạy rằng nên dẹp bỏ tham đắm và phiền não của cuộc đời để thiện niệm – điều này là đáng tiếc, lý do tại sao không có kết quả và hiểu lầm. Thật sự thực hành này là dẹp bỏ 5 chướng ngại (5 triền cái) được đối trị bằng 5 thiền chi, là điều kiện tiên quyết. Các học trò không quan tâm và bỏ qua nên không đạt kết quả mong muốn. Khi định đã đạt đến một mức thuần thục thì 5 chướng ngại sẽ không còn nữa.
Niệm yếu ớt sẽ không thấy ra được gì. Nhiều người thích niệm yếu ớt vì nếu mạnh mẽ sẽ hé lộ cho họ thấy rõ cuộc sống mà không muốn phải đối mặt, nhiều người thích đắm chìm trong mộng ảo, tạo ra bận rộn hoặc thú vui tạm bợ. Rất ít người dám thấy và giữ sự thật.
Trong niệm có uy lực, tâm như ngọn đèn pha cực sáng cho ta thấy rõ. Ánh sáng mặt trời sưởi ấm hoa sen để những cánh hoa sen nở. Nếu trời có mây đen hoặc sương mù thì hoa sen rất khó để nở. Chỉ khi ánh nắng mặt trời đủ mạnh thì cánh hoa bên ngoài nở ra, hơi ấm mặt trời mới có thể sưởi ấm cánh hoa kế tiếp, và sau thời gian dài thì cánh hoa này mới nở ra. Cứ thế lần lượt cho đến cánh hoa trong cùng mở. Đóa hoa sen là ẩn dụ cho thân tâm, mặt trời là niệm. Ta cần niệm trong thời gian dài và uy lực. Nếu 5 chướng ngại còn đó như khi có mây đen hoặc sương mù. Ta không đủ duy trì uy lực niệm ở thân tâm thì hiểu biết của ta như chỉ thấy lớp cánh hoa ngoài cùng. Nhưng khi ta duy trì uy lực niệm trong thời gian dài thì ta bắt đầu thấy những điều khác hẳn trước đây ta đã nghĩ về mình. Nhưng bây giờ, ta nhận thức rằng tâm ta đã có nhiều vọng tưởng và biết rất ít về bản thân mình. Qua việc duy trì uy lực, chân lý bắt đầu hé lộ, tất cả những ý niệm cũ đã biến mất, ta là ai và những người khác nhận xét về ta và ta đã tin mình là người như thế nào đều là những cánh hoa ngoài cùng, những cánh hoa này mở ra để hé lộ những sự thật sâu sắc hơn nhiều. Cánh hoa bên ngoài là sự mô tả hời hợt để che giấu sự thật bên trong. Khi cánh hoa bên ngoài nở ra, ta bắt đầu thấy sự vật như chưa từng thấy trước đây, cảm nhận được những điều không thể diễn tả, vượt ra ngoài những tri giác thông thường. Phần lớn những tri giác của ta chỉ là lặp lại những gì đã được dạy ở trường hay ở nhà.
Màn vô minh có nhiều tầng lớp như khai mở từng lớp hoa sen. Khi ta duy trì thực hành đến một giai đoạn nào đó như hoa sen nở phần lớn cánh hoa, ta tưởng rằng đã đạt được và thấy rõ mọi thứ: cần thận trọng. Vì những cánh hoa còn lại ở trong cùng cần được nở ra để ta thấy trí tuệ đầy đủ và trọn vẹn.
Mục đích của 4 trọng tâm này là thấy được vô ngã ở cấp độ bắt đầu học, nghĩa là không có cái ta và của ta, là 4 lĩnh vực rộng lớn mà con người cho là ta và của ta, dùng niệm để xóa bỏ những ảo tưởng về cái ta và của ta đã bị vô minh che mờ, tình cảm và lý trí đã dính mắc quá lâu rồi.
Ở cấp độ cơ bản: Ta thấy thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô thường và pháp vô ngã.
Cấp độ tiếp theo, ta nhận ra thân vô thường vô ngã, thọ vô thường vô ngã, tâm vô thường vô ngã và pháp vô thường vô ngã.
Ở cấp độ cao hơn, ta thấy thân như thật, thọ như thật, tâm như thật và pháp như thật.
Cấp độ cao hơn nữa là thân hành từ, thọ hành từ, tâm hành từ và pháp hành từ – giác tha: từ/mát mẻ với tương quan xã hội/người khác.
Cấp độ cao nhất khi thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát là tự nhiên, nhẹ nhàng với thân, thọ, tâm, pháp: đến đi, sinh diệt, vô thường, vô ngã, khổ và rỗng không.
Con Đường Trí Tuệ
Vạn pháp chỉ là vận hành trôi chảy của nhân duyên, như dòng nước chảy, như mây bay qua, như mọi thứ đến rồi đi mà không nắm giữ bất cứ gì, không có tồn tại một cái tôi nào cả. Chúng trôi qua và ta chỉ việc nhìn theo.