Các bước lập kế hoạch tài chính (trong khóa học giám đốc điều hành)
Bao gồm các kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 – 3 năm), trung hạn (3 – 5 năm) và dài hạn (5 -10 năm hoặc hơn). Lập kế hoạch tài chính có các bước sau:
1.Nghiên cứu
Lập kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị sẵn các yêu cầu.
2.Xác định nhu cầu tài chính
Giám đốc điều hành khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp, bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Mục tiêu đầu tư?, đầu tư bao nhiêu tiền? đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? mong đợi quyền lợi gì từ sự đầu tư?. Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài chính cụ thể, bạn sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.
3.Thu thập dữ liệu tài chính
Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là bạn cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của bạn. Trong bước này, bạn cần thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ hưu trí, di chúc (hay tín thác), chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng,…
Bạn muốn phân phối tài sản của mình như thế nào, tình trạng lạm phát có thể xảy ra,.. và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
4.Phát triển kế hoạch tài chính
Việc phát triển kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ việc đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động, v.v..
5.Trình bày kế hoạch tài chính
Tham khảo một tài liệu tốt sẽ giúp bạn có một bài trình bày tốt. Vì thế bạn cần xem xét kỹ lưỡng những dữ liệu đã thu thập được và cố gắng trả lời những vấn đề bạn đang thắc mắc. Bất kỳ một sự nghi ngờ/chưa rõ ràng nào trong kế hoạch cũng cần được làm sáng tỏ, thông suốt.
6.Triển khai kế hoạch tài chính
Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Bạn có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, bảo hiểm,…cần được quan tâm hơn và nếu được. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính của bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu đó là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng mới khả thi.
7.Giám sát kế hoạch tài chính
Trong khi triển khai, các CEO cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bảng đánh giá danh mục đầu tư, bảng cập nhật bảo hiểm, bảng lựa chọn đầu tư, thuế và các bảng báo cáo về kinh doanh,tình hình thị trường…là những yêu cầu cần được theo dõi cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các CEO cũng cần quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp
Liên hệ Intelligence Way về khóa học giám đốc điều hành.