Các nguyên tắc, vai trò của người mua và người bán

Các nguyên tắc, vị trí của người mua và người bán – nằm trong khóa học giám đốc điều hành online

Vị trí, vai trò của người bán hàng
Trong chủ thể này, người bán hàng là nhân vật trung tâm chi phối, điều tiết quan hệ mua và bán. Vị trí trung tâm trong quan hệ mua bán được xem xét ở một số góc độ sau:
– Xét theo góc độ tâm lý, người bán hàng là người hấp dẫn, dẫn dụ, lôi cuốn và thúc đẩy hoạt động mua, bán.
– Xét theo góc độ kinh doanh, người bán hàng là người trung gian, là cầu nối cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thúc đấy sản xuất phát triển, trực tiếp tạo doanh thu cho doanh nghiệp.
– Xét theo góc độ giao tiếp ứng xử, người bán hàng là người đại diện cho cả dây chuyền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để giao dịch tiếp xúc với khách hàng, nhằm tạo ra quan hệ mua và bán. Ấn tượng đầu tiên và sâu đậm nhất đối với khách hàng không phải là sự sang trọng, tiện nghi, nhiều hàng hóa, dịch vụ, mà chính là sự duyên dáng, niềm nở, lịch sự của người bán hàng.

Vị trí, vai trò của người mua hàng
Nếu như người bán hàng là nhân vật trung tâm trong quan hệ mua và bán, thì người mua hàng là nhân tố tiền đề tạo ra quan hệ mua và bán.
Bởi lẽ, cửa hàng sang trọng, tiện nghi đến mấy, hàng hoá, dịch vụ phong phú đến bao nhiêu, nhưng không có người đến mua hàng, sử dụng dịch vụ thì ở đó không có hoạt động mua bán diễn ra. Do đó, có khách hàng mới xuất hiện quan hệ mua bán và cửa hàng mới tồn tại và phát triển.

Như vậy, người mua hàng vừa là đối tượng chăm sóc của người bán hàng, vừa là yếu tố quyết định tạo ra quan hệ mua và bán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Có một thực tế đang tồn tại về mối quan hệ không bình đẳng giữa người bán và người mua. Đây là một đặc điểm phải biết trong giao tiếp thương mại. Vấn đề ở chỗ là: người tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hóa – Đó là lẽ đương nhiên. Khi vào tới cửa hàng, người tiêu dùng hết sức tự do, hỏi, xem, mua hay không tuỳ ý. Người bán hàng có trách nhiệm chăm sóc bất kì ai, dù thích hay không thích. Có như vậy kinh doanh mới có lãi. Như vậy, giao tiếp trong cửa hàng mang tính phi bản sắc – một chiều và ngẫu nhiên. Người bán hàng phải hiểu rõ đặc điểm này để có sự thích nghi, cần tránh mọi bực dọc, phản ứng lại với người tiêu dùng một cách phi lý. Sự tươi cười vui vẻ và thái độ kiên nhẫn, nhường nhịn với khách hàng là một chuẩn mực đạo đức của người bán hàng. Nó góp phần đưa kinh doanh thương mại đạt lợi nhuận cao. Làm vui lòng khách mua là một thứ lao động sáng tạo nghệ thuật tương tự như nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ. Điều đó phải được thể hiện ra thái độ thiện chí và sẵn sàng chấp nhận sự dửng dưng của khách hàng khi giao tiếp mua bán.

Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh
– Hợp tác hai bên cùng có lợi.
– Hãy tôn trọng đối tác giao tiếp như tôn trọng chính bản thân mình.
– Hãy lắng nghe và nói với nhau hết lời.
– Hãy thảo luận, bàn bạc một cách dân chủ để tìm những quan điểm chung, lợi ích chung, để cả hai bên hiểu biết lẫn nhau.
– Hãy thông cảm với nhau về hoàn cảnh, khả năng và quyền lợi của mỗi bên trong
giao tiếp.
– Hãy kiên nhẫn, biết chờ đợi lẫn nhau.
– Hãy biết chấp nhận trong giao tiếp.

Liên hệ Intelligence Way về khóa học giám đốc điều hành online

 

    .
    .
    .
    .