Thế giới vốn luôn thông qua những phương thức độc đáo và kỳ diệu để duy trì sự cân bằng của chính nó.
Mỗi người đều phải chịu khổ cực, khó khăn trong cuộc sống, nó không bỗng nhiên mất đi, cũng chẳng tự nhiên sinh ra. Hiện tại, ta càng cố lựa chọn tránh né nó, thì tương lai ta sẽ càng phải trả giá đắt hơn khi đối diện với nó.
Một biểu hiện khác của luật tương xứng là: Khi một phương diện nào đó thiếu sót, thì chắc chắn phương diện đối lập với nó sẽ dư thừa. Như “nhận thức không đủ tất sẽ lo nghĩ nhiều”, khi một người không đủ hiểu biết, thì sẽ suy nghĩ nhiều chuyện, lo sợ nhiều thứ, không có cảm giác an toàn. “Hiểu biết không đủ thì mới đa nghi”, khi một người không đủ hiểu biết, sẽ bán tín bán nghi với những thứ mình chưa nhìn thấy, luôn nghi ngờ mọi thứ, luôn chần chừ lưỡng lự. Còn có “trình độ không đủ mới hay than phiền”, khi một người trình độ không đủ, nhìn chuyện gì cũng thấy bất công, về lâu về dài sẽ khiến bản thân tích tụ toàn phẫn nộ và bất mãn, cả ngày chỉ biết oán trách, than phiền.
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu (cùng thanh âm thì ứng đáp, cùng tính khí thì tìm nhau). Vật tụ theo loài.
Con người độc ác nhất và cũng thánh thiện nhất hành tinh. Việc độc ác, ta không nên tiếp cận sẽ bị ô nhiễm, việc thánh thiện ta nên để nó tự nhiên tiếp diễn. Độc ác và thánh thiện luôn đi theo con đường riêng của nó và dẫn đến bài học/tiến hóa.
Luật tương xứng còn ứng dụng trong nhiều lãnh vực đời sống:
.Mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng, đồng nhất bản thiết kế nội thất. Sự tương xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh. Tỷ lệ phản ánh kích cỡ các thành phần trong quan hệ với tổng thể không gian nội thất.
.Việc xử lý kỷ luật nhân viên là vừa phải bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật/quy định, vừa răn đe, giáo dục để họ hoàn thiện bản thân tốt hơn. Do đó, việc áp dụng hình thức kỷ luật phải tương xứng với hành vi vi phạm, tránh tình trạng xử lý kỷ luật quá nặng khiến nhân viên không còn đường để phấn đấu, hay “xử lý mà như không” dẫn đến tình trạng “nhờn” kỷ luật,…
Ta nên thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát tương xứng với trí tuệ, tình thương > Tĩnh lặng
Con Đường Trí Tuệ
Cuộc sống chính là một cán cân, muốn có nhiều thêm một thứ này, ta sẽ phải bớt đi một thứ khác và ngược lại, muốn có được bất cứ thứ gì, đều sẽ phải trả giá tương xứng.
Sự đổ nát có khi lại là một món quà. Là con đường giúp ta nhìn nhận để thay đổi.
Người ta thường nghĩ tri kỷ là người hợp tính với ta nhất, và đó là những gì mọi người muốn. Nhưng tri kỷ thực sự phải là một tấm gương soi, có thể soi cho ta thấy điểm xấu đang hạn chế ta, và giúp ta tự nhận ra những điều cần phải thay đổi trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân.