Luật số 96 – Luật không rác – Thiền Không Sư

Thiền Không Sư – Luật không rác 

Tục ngữ nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”. Trong cuộc sống, rất nhiều khi cưỡng cầu mong có được thì lại bị mất đi, giống như nắm cát nằm trong tay, nắm càng chặt thì nó rơi càng nhanh. Cổ nhân nói: “Sống chết có số, phú quý do trời”, bởi vậy hết thảy sự tình trong cuộc sống thuận theo tự nhiên là lựa chọn tốt nhất. Con người sở dĩ phiền não phần lớn đều là vì lo được lo mất, hoặc là canh cánh trong lòng một số sự tình nào đó. Người ta thông thường đều là ở trong cường điệu bản thân quá mức hoặc truy cầu quá nhiều rồi không đạt được mà đánh mất đi sự khoái hoạt, tường hòa vốn có, mà rơi vào đau khổ. Mọi việc không cần phải cố ý đi thể hiện, dùng tâm thái bình thản, tự nhiên để xử lý các sự tình trong cuộc sống, hết thảy thuận theo tự nhiên mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Con người dựa vào sự phát triển tự nhiên: vi sinh vật lên men có lợi: tạo ra thức ăn (cải chua, ya- ua,..), xử lý nước,..rất nhiều ngành ứng dụng vào cuộc sống.
Và cũng chính sự tự nhiên đó tạo ra nhiều rác: cơm thiu, rác thải y tế và sinh hoạt, ..Nhiều người vi phạm pháp luật phải vào tù,..
Thật sự thì không hề có rác trong thế giới:
– Rác:có 2 loại:vô cơ và hữu cơ. Vô cơ (nhựa, kim loại,..) có thể phân loại, táí chế và tái sử dụng và hữu cơ (rau, thức ăn thừa,…) lên men để tạo ra phân bón. Phần còn lại sau khi phân loại, tái chế,..: ta có thể đốt để phát điện, xử lý tro bụi.
– Tù nhân:tạo ra công việc (xây dựng, nhà máy sản xuất chế biến, trang trại, dạy và thực tập nghề ..) để họ có thể lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội. Họ nhẫn nại và cố gắng làm việc cùng giữ đạo đức (không có điều kiện tiếp cận với rượu, cờ bạc, trộm cắp,…): tạo ra cuộc sống có ích, có ý nghĩa của chính tù nhân: từ đó họ sẽ hiểu được giá trị cuộc sống và không làm hại đến môi trường sống và xã hội.
– …

Thiền Không Sư
Trái Đất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người nhưng không thể đáp ứng được lòng tham của mỗi người. Chúng ta không thừa kế trái đất từ tổ tiên, chúng ta mượn nó từ thế hệ tương lai.

    .
    .
    .
    .