Ý tưởng cho tương lai – Thiền Không Sư

Phát triển ý tưởng mới cho tương lai – Thiền Không Sư

Nhu cầu đổi mới ngành hiện đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết do những áp lực trên thị trường gây ra bởi tình hình cạnh tranh, yêu cầu phát triển công ty của giới đầu tư, và nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng về tính hiệu quả. Nhà bán lẻ phải phát triển được những ý tưởng mới mẻ – hay chí ít là mượn ý tưởng từ người khác – thì mới mong bảo đảm được sự thành công của mình trong tương lai.

Việc phát triển một ý tưởng mới sẽ ngày càng trở nên khó khăn vì sức cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Hay nói đơn giản hơn là phần lớn những ý tưởng mới đều thất bại.

 “Cơn lốc” thương mại điện tử đã tạo ra một khoảng dừng gần như hoàn toàn trong khía cạnh phát triển ý tưởng và mô hình mới. Trong một vài năm, các nhà đầu tư mạo hiểm chỉ chú trọng vào các doanh nghiệp có liên quan tới Internet, và nhiều người trong số họ còn thành lập các công ty tập trung nỗ lực vào việc phát triển các trang web thương mại điện tử. Ngày nay, khi “cơn cuồng” thương mại điện tử đã ở sau lưng chúng ta, đã tới lúc phải bắt tay vào phát triển các sản phẩm mới.

Vùng nóng

Có thể dự đoán được các ý tưởng mới trong tương lai nếu như chúng ta chú ý tới những xu hướng phù hợp. Chìa khóa giúp nhận diện và phát triển một ý tưởng mới là đánh giá chính xác ba điều: nhu cầu của khách hàng, môi trường cạnh tranh, và điểm mạnh cũng như điểm yếu nội tại của doanh nghiệp.

Vùng nóng là nơi sinh tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ trong tương lai. Nó là giao điểm của việc phản ứng đúng đắn trước các xu hướng mới trong khách hàng, xác định khả năng thực hiện chiến lược, và tìm ra một vị trí trên thị trường có thể giúp tự vệ được trước thị trường cạnh tranh

Có được ý tưởng mới mới chỉ là sự khởi đầu. Để ý tưởng đó thành công, phải đồng thời đáp ứng được cả ba điều kiện – đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, dễ hiểu, và hoạt động có lãi. Đây là một thách thức lớn – và cũng là một sự hứng khởi lớn – của quá trình sáng tạo ra một ý tưởng mới.

Nghiên cứu kỹ lưỡng về các xu hướng tiêu dùng. Hành vi hiện tại của người tiêu dùng là thế nào? Tại sao? Hành vi của họ trong tương lai sẽ thế nào? Tại sao? Ý tưởng này có lợi cho các nhóm khách hàng cụ thể ra sao?

Để thành công, ý tưởng mới trước tiên phải giúp khách hàng giải quyết được một vấn đề thực sự họ đang gặp phải. Liệu nó có thu hút đủ lượng khách hàng cần thiết để tiếp tục duy trì hay không? Rất nhiều ý tưởng mới được thực hiện chỉ để giải quyết vấn đề cho nhà bán lẻ – như để củng cố sự phát triển của công ty hay để mở rộng một lĩnh vực đang phát triển nhanh hay đơn giản hơn, đó là dự án “cưng” của vị CEO.

Sau khi xác định ý tưởng mới sẽ mang lại những lợi ích gì cho khách hàng, nhà bán lẻ có thể tìm cách truyền đạt kế hoạch thực hiện của mình. Các ý tưởng lớn (về mô hình Nhất) thường dễ được người tiêu dùng nhận biết hơn, bởi chúng được xây dựng dựa trên một kế hoạch hấp dẫn.

Cuối cùng, phải tìm ra những phương pháp để gặt hái được lợi nhuận với ý tưởng mới đó. Việc phát triển một mô hình kinh tế hiệu quả luôn khó hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Phải mất hàng năm và qua nhiều thử nghiệm mới đi đến được quyết định đúng đắn về quy mô, lực lượng lao động, hạng mục hàng hóa, lượng đầu tư vào xây dựng và phát triển, thông điệp cho khách hàng… phù hợp để tạo thành công. Nhưng thường thì các ý tưởng mới cuối cùng lại bị xếp xó chỉ vì công ty mẹ không có đủ thời gian, tiền bạc, hay kiên nhẫn (đôi khi là cả ba). Điểm cuối cùng này có vai trò hết sức quan trọng. Không có mấy ý tưởng lại thành công ngay từ những bước đi đầu tiên. Để thành công trong ngành bán lẻ cần phải có thời gian.

Các mô hình, ý tưởng mới không nhất thiết sẽ bảo đảm thành công đã “vững chân” trên thị trường, song dậm chân tại chỗ chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại. Vì thế mà doanh nghiệp thành công liên tục vận động; họ luôn sẵn lòng điều chỉnh mô hình hiện tại, và thường thí nghiệm với các mô hình, quy mô và ứng dụng mới.

Tìm hiểu các xu hướng tiêu dùng, tận dụng sức mạnh chính của bản thân, xác định một vị trí dễ tự vệ trên thương trường, và làm tất cả những nhiệm vụ đó sao cho có thể thu về nhiều lợi nhuận – đây chắc chắn không phải việc dễ làm. Nhưng chúng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tồn tại lâu dài.

Các kế hoạch mới thường không thành công. Nhưng thông qua đó để học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân; họ thường vận dụng những bài học sai lầm đó để cải thiện hiện tại của mình. Thất bại lớn nhất – và cũng là đặc tính phổ biến nhất bị rơi xuống chiếc Hố đen – là không chịu cải tiến.

Đầu tiên, kiểm tra lại xem các ý tưởng mới đó xuất phát từ đâu: từ khách hàng (dựa vào xu thế tiêu dùng và những thay đổi về thông tin khách hàng), từ bản thân công ty (dựa vào năng lực), từ tình hình cạnh tranh, hay từ việc muốn chiếm những lỗ hổng thị trường chưa được đáp ứng.

Thế hệ hạnh phúc

Khi ngày càng cao tuổi, những thành viên của thế hệ bùng nổ dân số sẽ tập trung công sức, sự quan tâm, và tiền bạc của họ vào đâu? Đó có lẽ là câu hỏi lớn nhất đặt ra cho các công ty trên thị trường ngày nay.

Những khách hàng dày dạn kinh nghiệm và khắt khe. Trước đây, những người ở lứa tuổi này thường có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào du lịch và quan tâm ít hơn tới những thứ như quần áo. Chưa thể khẳng định rõ ràng là thế hệ bùng nổ dân số này sẽ tiếp tục theo truyền thống đó hay phá vỡ quy luật cũ, nhưng dường như du lịch sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống về hưu của thế hệ này.

Nhìn toàn thể, nhóm khách hàng này đã bước qua giai đoạn gây dựng gia đình và nuôi con cái. Họ đã chu cấp cho gia đình những thứ cần thiết cho cuộc sống. Giờ đây, thay vì mua những sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản, họ thường tập trung vào việc mua những gì đã ao ước từ lâu. Nói cách khác, họ mua sắm xuất phát từ lòng mong đợi của bản thân.

Nhiều năm qua đã xuất hiện một xu hướng lớn gọi là xây tổ kén – tức là người tiêu dùng đầu tư nhiều hơn cho nhà cửa của mình. Xu hướng này vẫn sẽ gia tăng, bởi vì thế hệ bùng nổ dân số coi nhà cửa là sự thể hiện cho bản thân, là một ốc đảo riêng của mình. Và trong nhiều trường hợp, đó còn là tài sản vật chất lớn nhất của họ nữa. Họ muốn sửa chữa, biến tấu theo ý thích, và cơi nới cái tổ kén đó. Họ muốn trang bị cho nhà mình những sản phẩm mà từ trước tới nay họ vẫn mong có thay vì những thứ họ cần có.

Nhắm tới phụ huynh và con trẻ

Khi Internet gõ cửa từng ngóc ngách, điện thoại di động phủ sóng khắp nơi, các cuộc bạo động chống toàn cầu hóa xảy ra thường xuyên, và bao trùm xã hội là tâm lý lo sợ cho nền an ninh nội địa

 (1) Thành lập những cửa hàng phục vụ thanh thiếu niên, nhưng thú vị đối với cả con trẻ và các bậc phụ huynh. (2) Thành lập những cửa hàng trực tiếp nhắm đến đối tượng thanh thiếu niên, nơi chỉ phù hợp với giới trẻ nhưng không hấp dẫn được phụ huynh….

Khách hàng giàu và khách hàng nghèo

Từ lâu vẫn luôn có nhiều thành kiến đối với ý tưởng xây dựng các cửa hàng bán lẻ phục vụ đối tượng khách hàng thu nhập thấp. Một lý do rõ ràng là: Những người thành lập các chuỗi cửa hàng này không thuộc nhóm có thu nhập thấp, nên lẽ tự nhiên là họ quan tâm tới những người giàu nhiều hơn những người nghèo. Một lý do khác: những người không có tiền sẽ có sức tiêu dùng rất hạn chế.

Vì vậy mà cũng dễ hiểu khi nhiều nhà bán lẻ không quan tâm tới nhóm khách hàng thu nhập thấp.

Tuy nhiên “cửa hàng giá rẻ tiện ích”: đó là sự kết hợp giữa giá rẻ và địa điểm bán hàng nhỏ, thuận tiện, gần khu dân cư bán các mặt hàng thông dụng với số lượng hạn chế. Đây chính là mô hình các tiệm tạp hóa bán đồ rẻ tiền hiện đại. Song họ đã tạo ra được một khe hở thị trường riêng, giúp họ cạnh tranh tốt với các “đại gia” khác, bởi lẽ các cửa hàng giá rẻ tiện ích giúp dễ dàng hơn mỗi khi lui tới. Họ còn đem đến sự thuận tiện cho những khách hàng không đủ khả năng mua nhiều một lúc vì ngân sách eo hẹp.

Lĩnh vực này đã phát triển khá mạnh trong vài năm trở lại đây, và nó sẽ còn tiếp tục đà phát triển này trong tương lai. Vẫn còn rất nhiều cơ hội mở rộng ra các thị trường ở cả thành phố và nông thôn. Với các xu hướng hiện nay về tiêu dùng và tình hình kinh tế, xem ra nhu cầu dành cho những cửa hàng cung cấp nhiều giá trị cho khách hàng vẫn rất lớn.

Nhìn lại mình để tìm ý tưởng mới

Có thể “kiểm điểm” lại bản thân để tìm kiếm những ý tưởng mới – có thể là bằng cách phân tích xem mình có đang “bỏ bê” nhóm khách hàng nào không, hoặc tìm ra các phương pháp giúp tận dụng được các nhãn hiệu sản phẩm hiện tại của mình và đưa chúng tới tay nhiều đối tượng khách hàng mới.

Những phân tích nội bộ như thế thường nhằm mục đích phản ứng lại trước những hoạt động cạnh tranh hay xuất phát từ nhu cầu tạo ra các phương tiện mới giúp công ty phát triển. Dù vậy, những nỗ lực này sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi chúng phản ánh sát sao các xu hướng và hành vi tiêu dùng. Lợi ích lớn của việc mở rộng thị trường là tên tuổi của những nhãn hàng vốn đã nổi tiếng từ trước sẽ được khách hàng tin cậy hơn những nhãn hàng mới xuất hiện, chưa được người tiêu dùng kiểm chứng.

Khách hàng ở đâu ta đến đó

 “Cứ xây đi rồi sẽ có người tới ở”. Và đã từ lâu, đây cũng là phương thức hoạt động cho giới kinh doanh: Hãy cứ xây dựng các khu mua sắm, trung tâm liên hoàn, hay các cửa hàng độc lập đi, rồi khách hàng sẽ tới.

“Hãy xác định xem họ khách hàng của bạn ở đâu, và rồi tới đó xây dựng.”

Thiền Không Sư

    .
    .
    .
    .