Luật số 16 – Luật tương hỗ

Thiền Không Sư – Luật tương hỗ: Mọi người có một nhu cầu tiềm ẩn sâu sắc đền đáp lại những gì được làm cho họ.

Luật tương hỗ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố quyết định về hành vi của con người. Điều này là bởi vì chẳng có ai thích cảm thấy rằng anh ta hay chị ta biết ơn ai. Khi một ai đó làm một việc gì đó tốt đẹp cho chúng ta, chúng ta muốn trả ơn người đó, để đáp lại. Chúng ta muốn sòng phẳng. Bởi vì điều này, chúng ta tìm kiếm cơ hội để làm một việc gì đó tốt đẹp báo đáp.

Luật này là nền tảng của luật hợp đồng, cũng như là mối quan hệ gắn kết tất cả các mối quan hệ giữa con người với nhau. Luật này được áp dụng một cách rất tích cực trong đàm phán khi mà vấn đề nhượng bộ xuất hiện. Một cách lý tưởng, mọi sự nhượng bộ trong một cuộc đàm phán nên được làm cho phù hợp bởi một sự nhượng bộ nào đó từ phía bên kia. Việc cho và nhận các nhượng bộ thường chính là cốt lõi của đàm phán thương lượng.

Sử dụng nguyên tắc tương hỗ để làm lợi thế cho bạn. Trước khi bạn thương lượng, lập một danh sách những thứ mà bên kia có thể muốn và quyết định những nhượng bộ nào bạn sẵn sàng đưa ra để lấy được những gì bạn muốn. Sự chuẩn bị này sẽ tăng cường khả năng đàm phán của bạn rất nhiều. Chuẩn bị giá hay sự chào giá tốt nhất cho bạn trước khi bạn bắt đầu. Sau đó, suy nghĩ về vị trí “tự rút lui” trước của bạn và sẵn lòng tham gia vào thương vụ như thế nào. Chuẩn bị cả vị trí rút lui cuối cùng nữa, song song với sự tối đa mà bạn sẵn sàng thừa nhận. Việc luyện tập suy nghĩ xuyên suốt những vấn đề này trước sẽ giúp bạn trở thành một nhà đàm phán tốt hơn nhiều

Thiền Không Sư

Bên thứ nhất đưa ra nhượng bộ là bên muốn thương vụ nhất.

Mọi sự nhượng bộ bạn đưa ra trong một vụ đàm phán nên được đổi lại bằng một sự nhượng bộ ngang bằng từ phía bên kia.

Những nhượng bộ nhỏ đối với những vấn đề nhỏ sẽ giúp bạn yêu cầu những nhượng bộ lớn đối với những vấn đề lớn.
Liên hệ Intelligence Way: Khóa học giám đốc điều hành hỗ trợ việc thực hiện trong kinh doanh, quản lý điều hành, khởi nghiệp,..

    .
    .
    .
    .