Luật số 156 – Con Đường Trí Tuệ

Luật đạo đời – Thiền Không Sư

Cuộc đời như nước chảy mây trôi, chẳng ai quản được việc của thiên hạ, chi bằng chỉ quản bản thân mình.

Con đường nhân sinh không thể mãi mãi bằng phẳng, trên con đường ấy rất có thể ta sẽ gặp phải những hoàn cảnh trớ trêu không biết phải làm sao, thậm chí đưa ta đến bước đường cùng của cuộc sống.

Đường cùng không chỉ là một khoảng cách hay một lần thử thách, mà nó còn là một bước ngoặt, một lần tỉnh ngộ và thăng hoa, nó đến để khảo nghiệm sức chịu đựng và ý chí của con người. Một lần gặp nghịch cảnh là một lần hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống, một lần biết dũng cảm vượt qua. Bước ra khỏi đường cùng mọi thứ liền sáng rõ. Cũng giống như: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Núi cùng nước tận cứ nghĩ rằng hết đường đi. Qua rặng liễu tối, tới khóm hoa tươi, hiện ra một thôn làng).

Nhân sinh tựa như chén nước, muốn trọn vẹn thật khó lắm thay! Cùng một chén nước, có người thấy nó vơi một nửa, nhưng có người lại thấy nó đầy một nửa. Nếu ta chỉ thấy chén nước vơi một nửa có nghĩa là ta đã bóp chết niềm vui và đang tự dằn vặt mình rồi đó. Bí quyết của niềm vui và hạnh phúc nằm ở chỗ: nhìn thấy chén nước đầy một nửa và tận hưởng một nửa chén nước mà mình đang có.

Con người có đôi mắt để nhìn thế gian vạn vật, nhìn người khác nhưng lại không thấy chính mình; có thể thấy khuyết điểm của người khác nhưng lại không thấy khuyết điểm của mình, có thể thấy lòng tham của người khác nhưng lại không thấy sự nhỏ mọn của mình, có thể thấy cái xấu xa của người khác nhưng lại không thấy cái ngu dốt của mình. Chỉ chăm chăm hướng ra bên ngoài mà không biết tự nhìn vào bên trong để tu sửa chính mình, đó là khuyết điểm lớn nhất của con người. Người thường xuyên tu dưỡng bản thân ắt có nội tâm phong phú, người như vậy gặp phải đường cùng sẽ không dễ dàng mà bi lụy suy sụp.

Nhân sinh vốn không phải một màu hồng. Ai ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hoàn mỹ, nhưng những chuyện không như ý lại chiếm đến tám chín phần mười. Thái độ của ta khi đối mặt với nghịch cảnh sẽ quyết định con đường mà ta đi và cái đích mà ta tới. Chỉ có lạc quan vào cuộc sống, tin tưởng vào chính mình, và không quên tu dưỡng bản thân, ta mới có thể bước qua nghịch cảnh và tiến lên phía trước. “Vật cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh biến hóa) vốn là đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn lại, ta sẽ phát hiện ra rằng: nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh!

Giữa người với người cũng có thể gần cũng có thể xa xôi. Giữa sự việc với sự việc có thể phức tạp cũng có thể giản đơn. Giữa tình với tình có thể sâu đậm cũng có thể nhạt nhòa.

Có duyên thì ngàn dặm cũng gặp nhau. Người không có duyên với ta thì dẫu cạn lời cũng chỉ là hoang phí, người có duyên với ta thì chính sự tồn tại của ta cũng đã đủ khuấy động mọi cảm giác trong lòng họ. Một tình yêu đẹp hay tình bạn đẹp không phải đạt được do giành giật mà là sự cuốn hút lẫn nhau, không phải sự bám riết mà là ngẫu hợp, không phải trò chơi mà là sự trân quý lẫn nhau.

Nồng ấm hay nhạt nhòa là sự kết nối thầm lặng trong tâm hồn, gần hay xa là sức hút tiềm ẩn, là sự mỹ lệ của khoảng cách.

Khi ở bên cạnh những người tri kỷ, ta có thể dốc cạn bầu tâm sự hay có thể trầm mặc không nói một lời. Bởi lẽ hai trái tim đã hòa cùng nhịp đập, đã thấu hiểu thì có thể sớm tối bên nhau, cũng có thể xa mặt mà chẳng cách lòng.

Con đường đã từng bước đi thì đôi chân vẫn sẽ nhung nhớ, những người mình từng yêu thì trái tim sẽ mãi mãi khắc ghi.

Cuộc sống dành cho ta rất nhiều cám dỗ, nhưng lại không để ta dễ dàng đạt được.

Có những việc, cứ gắng gượng rồi cũng sẽ qua đi. 

Có những người, cứ nhẫn nhịn rồi cũng sẽ quên. 

Có những nỗi đau, chỉ nhoẻn miệng cười là tảng băng tan biến. 

Có những trái tim, bị tổn thương lại trở nên kiên cường

Đời người như hoa Bồ Công Anh, nhìn thì có vẻ tự do, nhưng chẳng thể tự mình lựa chọn sẽ bay tới phương nào. Có nhiều việc không phải là con người không để tâm, mà là dẫu để tâm cũng chẳng thể thay đổi được gì.

Mỗi cá nhân là một cuốn truyện trường thiên. Vậy nên khi gặp khó khăn trở ngại thì hãy nói với bản thân rằng: “ Ngày hôm nay sẽ qua đi, ngày mai sẽ bước tới và một ngày mới lại bắt đầu. Hãy buông bỏ tất cả!”. Những gì thuộc về mình dẫu buông tay thì vẫn sẽ quay về, những gì không thuộc về mình thì nắm chặt cũng chẳng được tròn ước nguyện.

Cuộc đời như quán trọ trần gian. Hết thảy mọi thứ trong đời chợt đến rồi chợt đi, không có gì là lâu bền vĩnh cửu. Trời đất có xuân hạ thu đông, đường đời có sinh có lão, có bình minh và cũng có xế chiều.

Hãy luôn nhắc mình nhớ rằng: “ Thuỷ đáo tuyệt cảnh thị phi bộc, nhân đáo tuyệt cảnh thị trùng sinh” ( Nước đến tận cùng là thác đổ, người đến đường cùng người hồi sinh). Chỉ cần con người luôn giữ trong tâm thiện niệm thì niềm vui sẽ sớm ngày gõ cửa trái tim bạn.

Ta đã, đang và sẽ nghe, học về đời đạo đó là văn tuệ, rồi tư duy/trạch pháp/niệm/thiền định,.. là tư tuệ, chính sự tu sửa về hành vi và nhận thức của chính bản thân mình sẽ thấy đạo. Chính thực hành Tình lặng và Tuệ quan sát là duy nhất để thấy đạo.

Thiền Không Sư – Con Đường Trí Tuệ

Ta thấy đời từ bên ngoài mình và chỉ thấy đạo từ chính suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình – Fang Tử

 

 

    .
    .
    .
    .