Thiền Không Sư – Luật âm dương
Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển, tiêu vong được gọi là âm dương.
1. Âm dương đối lập
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt của âm dương.
2. Âm dương hỗ căn
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển.
3. Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói nên sự vận động không ngừng sự chuyển hoá lẫn nhau giữa âm và dương.
Luật này có các trạng thái của vận động sau:– Âm tiêu dương trưởng (lạnh giảm và nóng tăng)– Dương tiêu âm trưởng (nóng giảm và lạnh tăng)– Dương cực sinh âm và âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn
4. Âm dương bình hành
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu thuấn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
-Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương
Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong một điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối.
-Trong âm có dương, trong dương có âm
Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển.
-Bản chất và hiện tượng
Thông thường thì bản chất phải phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
Nhưng có khi bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau, hiện tượng này gọi là sự “thật giả hay chân giả”.
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm.
Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa (hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng (mây tan đi), trong lòng đất âm chứa cái nóng dương (ở tâm trái đất nhiệt độ lên tới trên 4 ngàn độ). Trong mỗi người đều tiềm ẩn chất khác giới nên giới tính có thể biến đổi bằng cơ chế thức ăn (xưa) hoặc giải phẫu (nay). Quy luật này cho thấy rằng việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Chính vì vậy mà với các cặp đối lập có sẵn (từ trái nghĩa), tức là có vật so sánh tiềm ẩn, thì việc xác định âm dương có thể thực hiện rất dễ dàng, còn với các vật đơn lẻ thì dễ sinh ra lúng túng. Từ đây suy ra hai hệ quả phục vụ cho việc xác định bản chất âm/dương của một đối tượng:
Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng so sánh.
Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh.
Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ta những kết quả khác nhau. Ví dụ: một người nữ so với một người nam xét về giới tính là âm nhưng xét về tính cách có thể lại là dương; nước so với đất, xét về độ cứng là âm, nhưng nếu xét về tính động thì lại là dương…
Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
Chẳng hạn, ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh… luôn đổi chỗ cho nhau. Ở xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt (âm); ngược lại, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi (dương). Cây từ đất đen (âm) mọc lên, lá xanh sang vàng rồi hóa đã (dương) và cuối cùng trở lại đen để về với đất. Người càng lành hiền (âm) thì càng hay nóng cục (dương). Từ chất nước (âm) nếu làm lạnh đến cùng chỉ thì hóa thành băng đá (dương)
Biểu tượng âm – dương phản ánh đầy đủ hai quy luật về bản chất hòa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lí âm dương.
Trong thực tế ta còn có thể gặp những cặp khái niệm mà ngay cả sau khi đã vận dụng hai quy luật của triết lí âm dương, việc xác định bản chất âm dương của chúng vẫn không dễ dàng gì hơn bởi lẽ chúng còn bị chi phối bởi những quan niệm xã hội. Cặp “đúng – sai”, “trái – phải” thuộc loại như thế.
Thiền Không Sư
Nỗi đau cũng giống như đại dương, nó đi kèm với những làn sóng âm ỉ. Đôi khí nó phẳng lặng, đôi khi cuộn trào. Tất cả những gì chúng ta phải làm là bơi trong đại dương đó.
Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê. Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.
Trong khó khăn luôn tiềm ẩn cơ hội, chỗ có độc luôn có thuốc giải độc – Fang Tử