Thiền Không Sư – Luật cân bằng
Thế giới vốn luôn thông qua những phương thức độc đáo và kỳ diệu để duy trì sự cân bằng của chính nó.
Mỗi người đều phải chịu khổ cực, khó khăn trong cuộc sống, nó không bỗng nhiên mất đi, cũng chẳng tự nhiên sinh ra. Hiện tại, bạn càng cố lựa chọn tránh né nó, thì tương lai bạn sẽ càng phải trả giá đắt hơn khi đối diện với nó.
Một biểu hiện khác của luật cân bằng là: Khi một phương diện nào đó thiếu sót, thì chắc chắn phương diện đối lập với nó sẽ dư thừa.
“Nhận thức chưa đủ tất sẽ lo nghĩ nhiều”, khi một người chưa đủ hiểu biết, thì sẽ suy nghĩ nhiều chuyện, lo sợ nhiều thứ, không có cảm giác an toàn.
Lại ví như “hiểu biết không đủ thì mới đa nghi”, khi một người không đủ hiểu biết, sẽ bán tín bán nghi với những thứ mình chưa nhìn thấy, luôn nghi ngờ mọi thứ, luôn chần chừ lưỡng lự.
Còn có “trình độ không đủ mới hay than phiền”, khi một người trình độ không đủ, nhìn chuyện gì cũng thấy bất công, về lâu về dài sẽ khiến bản thân tích tụ toàn phẫn nộ và bất mãn, cả ngày chỉ biết oán trách, than phiền.
Cuộc sống chính là một cán cân, muốn có nhiều thêm một thứ này, bạn sẽ phải bớt đi một thứ khác và ngược lại, muốn có được bất cứ thứ gì, đều sẽ phải trả giá tương xứng.
Thiền Không Sư
Phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo có lẽ là khả năng cân bằng được Âm và Dương.
Sự đổ nát có khi lại là một món quà. Là con đường giúp chúng ta nhìn nhận để thay đổi.
Một tình yêu lâu dài là khi cả hai cùng chiến thắng, nhưng vẫn giữ được sự cân bằng. Khi sự cân bằng ấy mất đi, mối quan hệ sẽ đổ vỡ.
Khỏe là không chỉ nhấc lên mạnh mà để xuống nhẹ. Đẹp không phải hút người mà giữ người ở lại.
Điều quý nhất là sức khỏe và trí tuệ.