Thiền Không Sư – Luật cung cầu
Cung và cầu là 2 yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành nên một thị trường. Nhờ vào luật cung cầu mà các nhà đầu tư có thể xem xét và đưa ra lựa chọn cho các khoản đầu tư của mình.
Luật cung cầu được hiểu là một quy luật của nền kinh tế thị trường, trong đó cho rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, mà một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch hàng hóa cân bằng (hay còn gọi là mức giá thị trường và lượng cung cấp bằng lượng cầu) sẽ được xác định. Tức là nhờ vào quy luật cung cầu này mà chúng ta sẽ xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và mức cung cần thiết để đáp ứng.
Cung và cầu là hai hoạt động tương tác qua lại lẫn nhau và không hoạt động độc lập trong nền kinh tế thị trường. Cung đến từ hoạt động sản xuất, khai thác tạo ra sản phẩm, tổng cung là tổng số lượng sản phẩm và dịch vụ. Cầu đến từ nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ và khả năng chi trả của khách hàng cho sản phẩm/dịch vụ đó. Điểm gặp nhau giữa cung và cầu gọi là giá cả bình quân, ở đó người mua chấp nhận trả tiền trên cơ sở hai bên đều có lợi. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là tham gia vào dòng cung sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy cần xác định rõ xu hướng tăng giảm của tổng cầu cho sản phẩm/dịch vụ trước khi đi ra các chiến lược cạnh tranh.
Luật cung cầu có quy định rằng: Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên. Thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.
Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.
Nhờ vào việc vận dụng luật cung cầu mà các nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra quyết định đối với việc nên tiếp tục đầu tư hay không, hay có nên tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó hay không. Thông qua việc căn cứ vào tình trạng cung cầu trên thị trường.
Khi nhà cung cấp ra lượng cung đạt mức nhỏ hơn lượng cầu mà người tiêu dùng trên thị trường cần đến, thì có nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá để có được hàng hóa hóa. Và khi cơ hội bán hàng vẫn còn, các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng mở rộng quy mô hoặc là tiếp tục duy trì việc sản xuất. Nếu rơi vào tình thế ngược lại, khi lượng cung lại lớn hơn lượng cầu, tức là có nhiều hàng hóa được sản xuất hàng loạt nhưng lại chưa có người mua, trường hợp này thì các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng thu hẹp lại quy mô sản xuất.
Chính vì vậy mà các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng nghiên cứu các nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, cũng như dự đoán sự thay đổi của cầu, hay phát hiện nhu cầu mới… đều là vận dụng quy luật cung cầu. Nhờ đó mà họ có thể đưa ra các hướng giải quyết như cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức, cho phù hợp.
Luật này khá quan trọng đối với các dự án kinh doanh, các nhà quản trị, hay thậm chí đối với một quốc gia. Nhờ vào đó mà từng đối tượng sẽ có những ứng biến phù hợp với xu hướng.
Thiền Không Sư
Nghệ thuật là con đường đẹp đẽ, khoa học là con đường hiệu quả, kinh doanh là con đường sinh lời.
Người lạc quan luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn.
Hãy vị tha nhưng đừng cố quên. Vị tha không thể thay đổi quá khứ nhưng có thể thay đổi tương lai, lãng quên sẽ mất đi bài học – Fang Tử