Thiền Không Sư – Luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người mua và nhiều người bán, sự cạnh tranh là tất yếu. Các chủ thể tham gia ở vai trò cung cần xác định rõ lợi thế của sản phẩm/dịch vụ và đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp về giá, khuyến mãi, dịch vụ khách hàng,…Việc nhiều người bán cạnh tranh sẽ dẫn đến giá cả sản phẩm/dịch vụ sẽ giảm xuống và có lợi cho người mua và ngược lại, khi nhiều người mua cạnh tranh để có được sản phẩm/dịch vụ, người bán có thể tăng giá cả trao đổi sản phẩm/dịch vụ đó.
Trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến mọi lĩnh vực của thị trường và mọi chủ thể kinh doanh.
Cạnh tranh là quy luật bắt buộc của nền kinh tế hàng hoá; biểu hiện sự đối lập giữa những người sản xuất hàng hoá, Và cơ sở khách quan của cạnh tranh là sự khác nhau về lợi ích kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá.
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển…nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay “thương trường như chiến trường”, phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không phải là hiện tượng đặc trưng của bất cứ một giai đoạn phát triển nào, cũng không phải là hiện tượng riêng biệt của bất cứ một lĩnh vực nào. Tính bắt buộc của nó ở mọi nơi có sản xuất hàng hoá. Quy luật cạnh tranh không phát huy tác dụng một cách riêng rẽ mà theo quy luật giá trị và các quy luật kinh tế khác.
MỤC TIÊU CỦA CẠNH TRANH
Đối với người sản xuất kinh doanh: thu lợi nhuận cao
Đối với người tiêu dùng: gia tăng lợi ích trong tiêu dùng
ĐỐI TƯỢNG CẠNH TRANH
Cạnh tranh chiếm hữu các nguồn nguyên liệu
Giành giật các nguồn lực sản xuất
Cạnh tranh về khoa học – công nghệ
Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng,…
PHƯƠNG TIỆN CẠNH TRANH
Kỹ thuật – công nghệ
Chi phí sản xuất và giá cả,…
Thiền Không Sư
Trong khi quy luật của sự cạnh tranh có thể đôi lúc khó khăn cho mỗi cá thể, nó là tốt nhất cho giống loài, bởi vì nó cho phép sự sống còn của những cá thể phù hợp nhất trong mọi lĩnh vực
Không ai lên được rất cao nhờ kéo người khác xuống. Người thương nhân thông minh không đẩy đổ đối thủ cạnh tranh. Người lao động biết suy nghĩ không làm khó người làm việc với mình. Đừng đẩy đổ bạn bè. Đừng đẩy đổ kẻ địch. Đừng đẩy đổ chính mình.
Hãy khống chế chi phí của mình tốt nhất có thể. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh – Fang Tử