Thiền Không Sư – Luật giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Bất cứ hoạt động trao đổi nào người bán cũng đều phải nhận lại giá trị thặng dư so với giá trị sản phẩm/dịch vụ để bù đắp các chi phí ban đầu, tái sản xuất và sinh lời.
Có thể thấy giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuất hiện giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có, dôi dư này, người ta có xu hướng không ngừng sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Những lợi tức, tiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư.
Luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa chủ và người lao động
Luật này đứng đằng sau cạnh tranh. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các chủ doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, doanh nghiệp ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân ngày càng gay gắt.
Thiền không Sư
Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chúng ta càng thấy rõ và phải chấp nhận sự hiện diện của luật giá trị thặng dư.
Hiểu rõ luật GTTD tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Bằng luật và các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững – tránh xung đột giữa các thành phần.
Lao động xua đuổi ba sự xấu xa kinh khủng: Nỗi buồn chán, thói trụy lạc và sự nghèo đói.
Người ta không được trả lương vì có đầu và tay chân, mà vì sử dụng chúng.
Rất nhiều những điều vĩ đại trên thế giới được xây dựng bởi những con người mệt mỏi và chán nản nhưng vẫn tiếp tục lao động.
Công việc không phải là hình phạt. Đó là phần thưởng, sức mạnh và trí tuệ – Fang Tử