Thiền Không Sư – Không cát bụi.
Nhiều nhạc sĩ viết về cát bụi: Ta là cát bụi và trở về cát bụi – tức nói về phần xác thân.
Còn phần không cát bụi – cái hồn – cái biết – sẽ trở về đâu?
Cây cối, con người và doanh nghiệp trong khó khăn vẫn tồn tại và vươn lên, hãy học và hành theo đó: học theo cái hồn, phần tinh khí, cái trí tuệ.
Con người vốn có đầy đủ trí tuệ từ khi sinh ra, nhưng do bị ảnh hưởng của cuộc sống nên lòng tham, sân hận, si mê làm che mờ. Trí Tuệ này của tất cả mọi người là như nhau và không hề mất đi, chỉ do lòng tham sân si che mờ.
Trí tuệ/cái biết/không cát bụi cũng như mặt trời, không bao giờ là có trí tuệ hơn hoặc sáng hơn. Mà chỉ là mây mù tan và bản ngã buông xuống và không khởi lên thì như nhau cả: Sáng suốt, định tĩnh và an tịnh hiện hữu – có thể gọi là AN LẠC/AN LÀNH.
Cái cây cần có lá vàng rơi thì mới lớn lên được, cũng như con người cần có đau khổ để trưởng thành.
Nỗi khổ xuất hiện khi khởi lên lòng tham, sân hận và si mê.
Không phải điều bất an làm ta khổ (vì nó vốn như vậy) mà chính là MUỐN bình an mới làm ta đau khổ.
Khi ta buông xuống và không khởi lên lòng tham, sân hận và si mê: ngay lúc này là bình an/hạnh phúc thật sự. Cuộc đời là bể khổ là do chính mỗi người tạo ra bản ngã.
Thiền Không Sư
Vô thường là vẽ đẹp của cuộc sống.
Giá trị cuộc sống không phải là sống bao lâu, mà là sống trọn vẹn với chính mình ngay bây giờ với những khổ đau và hạnh phúc.
Người giành hết phần tốt/phần lợi về mình là người đau khổ nhất.
Đau khổ chỉ là một thái độ.
Người trí tuệ luôn thấy rằng vạn sự/vạn vật bất toàn – Fang Tử