Luật số 27 – Luật tương lai trong đàm phán

Thiền Không Sư – Luật tương lai:

Mục đích của thương lượng đó là đạt đến một thỏa thuận mà cả hai bên được thỏa mãn các nhu cầu của họ và có động cơ để thực hiện những thỏa thuận của họ và để tiến hành những đàm phán tiếp theo trong tương lai với cùng đối tác đó. Đây là luật nền tảng của thương lượng, và nó áp dụng riêng đối với những cuộc đàm phán mà ở đó bạn sẽ phải thỏa thuận lại với đối tác đó. Trong kinh doanh, việc mọi người tham gia vào hay rút ra khỏi những vụ giao dịch thương mại với nhau trong nhiều năm là chuyện rất bình thường.
Tương lai cơ bản này phải được ghi nhớ trong mỗi giai đoạn của mỗi vụ đàm phán. Chúng ta hãy phá vỡ luật này và tách nó thành những bộ phận cấu thành. Trước hết, “mục đích của một cuộc đàm phán đó là đi đến một sự thỏa thuận.” Người ta giả định, nhưng không luôn luôn đúng, rằng cả hai bên muốn làm ăn với nhau. Nếu một bên không muốn và chỉ đàm phán để đạt được mục đích khác, bên kia sẽ gặp phải bất lợi lớn. Phần thứ hai nói rằng: “cả hai bên được thỏa mãn yêu cầu.” Điều này có nghĩa là một sự thỏa thuận mà ở đó bên này hay bên kia cảm thấy rằng anh ta hay chị ta bị thiệt thòi thì chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một vụ đàm phán thành công. Cả hai bên phải cảm thấy rằng họ có những kết quả ở phía trước. Như vậy Luật này tiếp tục nói rằng: “vì có động cơ để thực hiện những cam kết của họ và đi đến những cuộc đàm phán tiếp sau với đối tác đó trong tương lai.” Điều này có nghĩa là cả hai bên đều có đủ thỏa mãn về kết quả họ có động cơ để thực hiện, bất kỳ những cam kết họ đã đưa ra là gì, và họ cảm thấy đủ lạc quan về việc hợp tác thương mại mà họ sẵn sàng đàm phán tiếp và hướng đến những thỏa thuận tiếp theo trong tương lai. Công việc của bạn trong mọi cuộc đàm phán mà ở đó bạn có nhã ý hợp tác lâu dài với người này đó là đảm bảo rằng bên kia cũng muốn tiếp tục làm ăn với bạn trong tương lai.
Thiền Không Sư
Liên hệ Intelligence Way để được tư vấn khóa học giám đốc điều hành

    .
    .
    .
    .