Luật số 32 – Luật viễn cảnh

Thiền Không Sư – Luật viễn cảnh

Những người thành đạt nhất trong bất cứ xã hội nào là những người dành nhiều thời gian nhất để cân nhắc các quyết định hàng ngày của họ. Những người ở những cấp độ kinh tế và xã hội cao nhất đưa ra các quyết định và sự bán lỗ tạm thời mà họ không thu hồi lại được trong nhiều năm, nhiều khi thậm chí là trong suốt cả cuộc đời của họ. Một ví dụ điển hình về một người với triển vọng thời gian dài là một người dành mười hay mười hai năm học tập và thực tập để trở thành một bác sĩ. Người này dành một quãng thời gian cực kỳ dài để đặt nền móng cho sự nghiệp của một đời người. Và một phần bởi vì chúng ta biết để trở thành bác sĩ phải mất bao lâu, chúng ta dành cho bác sĩ sự kính trọng cao nhất trong tất cả các nhóm nghề. Lĩnh vực của các bác sĩ này dường như đúng với gần như trong mọi xã hội. Chúng ta đánh giá cao và khâm phục những hy sinh mà họ đã phải chịu đựng để thực tập một nghề rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Chúng ta đã nhận ra triển vọng thời gian dài lâu của họ. Những người có triển vọng về thời gian dài luôn sẵn sàng trả giá cho sự thành công bằng một quãng thời gian dài dằng dặc trước khi họ đạt được nó. Họ nghĩ đến kết quả của những lựa chọn và những quyết định của họ theo những gì mà họ sẽ dành cho trong năm năm, mười năm, và thậm chí mười lăm năm kể từ bây giờ. Những người ở những cấp độ thấp nhất của xã hội có những thời gian triển vọng ngắn nhất. Họ chỉ tập chung chủ yếu vào tiền thù lao tức thời và thường mắc vào những hành vi ứng xử mà về lâu về dài gần như chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực. 
Bạn có thể di chuyển hướng lên trên theo từng nấc thang về phương diện xã hội và phương diện tài chính từ ngày bạn bắt đầu nghĩ về những gì bạn đang làm về mặt kết quả về lâu về dài có thể của những hành động của bạn. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về lâu về dài, sắp xếp cuộc đời và những ưu tiên của bạn với những mục đích tương lai của bạn trong đầu, chất lượng của các quyết định của bạn sẽ được cải thiện và cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt hơn gần như ngay lập tức.
Kết quả trong dài hạn thường đối lập hoàn toàn với kết quả trong ngắn hạn. Việc giảm giá sẽ làm tăng hay giảm doanh thu của công ty? Trong ngắn hạn, rõ ràng bán giảm giá sẽ làm tăng doanh thu. Nhưng nếu giảm giá trong dài hạn sẽ kéo theo việc giảm doanh thu. Liệu việc giảm giá còn truyền đạt thông tin nào khác đến khách hàng ngoài chuyện họ có thể mua một mặt hàng với giá thấp hơn mức giá thường ngày? Vậy là mức giá thường ngày mà người bán đặt ra là quá cao. Sau đợt giảm giá, khách hàng có xu hướng né tránh những cửa hàng “giảm giá”. Để duy trì lượng hàng tiêu thụ, nhiều đại lý bán lẻ gần như liên tục phải giảm giá. Không có gì bất thường khi bạn vào một khu phố bán lẻ và thấy hàng chục cửa hàng treo biển “Giảm giá” bên ngoài.
Chương trình giảm giá có làm tăng doanh thu không? Sự gia tăng số lượng các chương trình hạ giá đã hoàn toàn trùng với sự suy giảm doanh số. .
Không có bằng chứng nào cho thấy các hình thức khuyến mãi bằng phiếu thưởng như thẻ cào, vé tham dự xổ số, rút thăm may mắn… sẽ làm tăng doanh thu trong dài hạn. Nhiều công ty nghĩ rằng họ cần phát hành một lượng phiếu thưởng nhất định hàng quý để giữ doanh thu ở mức thăng bằng. Tuy nhiên, khi họ ngừng đợt khuyến mãi, doanh thu sẽ sụt giảm ngay. Nói cách khác, bạn phát hành phiếu thưởng không phải để tăng doanh thu mà là để giữ cho doanh thu khỏi sụt giảm khi ngừng giảm giá. Phiếu thưởng giống như chất ma túy. Bạn buộc phải tiếp tục dùng ma túy – tiếp tục giảm giá – chỉ vì các triệu chứng khi cai nghiện gây đau đớn quá mức.
Bất kỳ hình thức khuyến mãi nào – phát hành phiếu thưởng hay giảm giá – đều có xu hướng khuyến khích khách hàng chỉ mua hàng mỗi khi có đợt khuyến mãi. Nếu ngay từ đầu, công ty không phát hành phiếu thưởng thì sao? Trong hoạt động bán lẻ, kẻ chiến thắng là những công ty thực hiện “ngày nào cũng bán giá thấp” – những công ty như Wal-Mart, K Mart, và hệ thống đại lý nhà kho, vốn đang nhanh chóng tăng lên về số lượng.
Tuy nhiên, không dừng lại ở hoạt động bán lẻ, gần như ở bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng thấy khuyến mãi. Hàng không và siêu thị cũng nằm trong số này. 
Có rất nhiều ví dụ về thu lợi ngắn hạn và mất mát dài hạn. Điển hình như tình trạng lạm phát. Lạm phát có thể tạo cho nền kinh tế một cú nhảy vọt trong ngắn hạn, song về lâu dài, lạm phát sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.
Trong rất nhiều khía cạnh khác của đời sống (mua sắm, chi tiêu, sử dụng thuốc,…), ảnh hưởng dài hạn của việc bạn làm thường ngược lại hoàn toàn với ảnh hưởng trong ngắn hạn. Vậy tại sao việc nhận biết điều đó lại khó khăn đến thế? Đây chính là nội dung của quy luật Viễn cảnh: phải sau một thời gian dài đáng kể, hiệu ứng marketing mới phát huy tác dụng.
Chúng ta hãy lấy việc mở rộng danh mục sản phẩm làm ví dụ. Trong ngắn hạn, mở rộng danh mục sản phẩm luôn làm tăng doanh số. 
Trong các lĩnh vực khác của marketing, tác động ngắn hạn và dài hạn của việc mở rộng danh mục sản phẩm diễn ra nhanh hơn nhiều. 
Thoạt nhìn thì tương đối dễ, nhưng khi thật sự bước vào cuộc chơi thì marketing không phải trò chơi dành cho những người nghiệp dư.
Thiền Không Sư
Trì hoãn sự hài lòng là chìa khóa mở ra thành công về tài chính.
Tự kỹ luật là phẩm chất quan trọng nhất để đảm bảo thành công về lâu về dài.
Hy sinh trước mắt là cái giá mà bạn phải trả cho sự đảm bảo về lâu về dài.
Liên hệ Intelligence Way để được tư vấn khóa học giám đốc điều hành

    .
    .
    .
    .