Thực thi chính sách chiến lược phát triển thị trường

Triển khai các chính sách thực thi chiến lược phát triển thị trường – nằm trong khóa học giám đốc điều hành – Thiền Không Sư

Chính sách sản phẩm: Doanh nghiệp phải xác định được mô hình ba mức độ của sản phẩm:

– Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi: “Người mua thực sự đang muốn gì?” doanh nghiệp phải khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗi sản phẩm và đem lại những lợi ích chứ không phải chỉ những đặc điểm.

– Phần sản phẩm cụ thể: bao bì đặc điểm, tên hiệu, chất lượng, kiểu dáng.

– Phần phụ thêm của sản phẩm: phụ tùng kèm theo, dịch vụ bảo hành, giao hàng, sự tín nhiệm.

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải xác định các chính sách sản phẩm phù hợp với các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm giai đoạn từng sản phẩm ra thị trường, giai đoạn phát triển giai đoạn chín muồi giai đoạn suy thoái.

Chính sách giá: Là tập hợp các cách thức và quy tắc xác định mức giá cơ sở của sản phẩm và quy định biên độ giao động cho phép thay đổi mức giá ấy trong những điều kiện nhất định trên thị trường. Xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động nhiều yếu tố. Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc quản trị chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ. Để quyết định được chính sách giá hợp lý, doanh nghiệp phải xác định và phân tích được các yếu tố sau: mục tiêu marketing, chiến lược phối thức marketing, chi phí, thị trường, nhu cầu, cạnh tranh, các yếu tố khác (tình hình kinh tế, lạm phát…).

Chính sách phân phối: Là bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ chiến lược Marketing. Trong đó doanh nghiệp phải xác định được kênh phân phối và các trung gian sử dụng, phạm vi phân phối (đại trà, đại lý đặc quyền hay phân phối chọn lọc). Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động Marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả. Chính sách phân phối phụ thuộc rất nhiều vào chính sách sản phẩm và chính sách giá cả.

Chính sách xúc tiến thương mại: Là một lĩnh vực hoạt động Marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào khách hàng, chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhất giữa khách hàng của nó với khách hàng tiềm năng, nhằm phối hợp triển khả năng động chiến lược Markting đã lựa chọn cho công ty. Bản chất của xúc tiến thương mại là một quá trình truyền thông bằng cách thức: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp. Chính sách xúc tiến thương mại là tiến trình phát triển và duy trì phối thức xúc tiến thương mại để thu hút khách hàng tiềm năng trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực của công ty nhằm đạt được mục tiêu Marketing.

Liên hệ Intelligence Way về khóa học giám đốc điều hành online

Thiền Không Sư

    .
    .
    .
    .