Luật số 26 – Luật hai bên cùng thắng hay không thỏa thuận

Thiền Không Sư – Luật hai bên cùng thắng hay không thỏa thuận:

Trong một vụ đàm phán thành công, cả hai bên nên hoàn toàn thỏa mãn với kết quả và cảm thấy rằng mỗi bên đã “chiến thắng” và không cần phải tiến hành thỏa thuận nào hết. Kiên định với sự quyết tâm của bạn để chỉ đi đến những thỏa thuận có thể duy trì những mối quan hệ lâu dài giữa các bên, bạn nên luôn luôn tìm kiếm một kết quả làm thỏa mãn cả hai bên. Hãy nhớ rằng, bạn luôn gặt được những gì bạn gieo. Bất kỳ sự dàn xếp hay thỏa thuận nào làm cho một bên không thỏa mãn sẽ quay trở lại làm hại bạn sau đó, đôi khi theo những cách thức mà bạn không thể dự đoán trước được.
Trong mọi cuộc đàm phán đang tiếp diễn, bạn nên nhắm đến một giải pháp hai bên đều thắng, hay không có thỏa thuận. Khi bạn bước vào một cuộc thương lượng mà bạn phải đàm phán với người này, bạn nên nói rõ trước rằng bạn đã cam kết đạt đến một giải pháp làm thỏa mãn cho cả hai bên. Nếu nó không đưa đến một sự chiến thắng cho cả hai bên, bạn nên từ chối không đạt bất cứ thỏa thuận nào. Khi bạn đã quyết tâm đạt được một giải pháp hai bên cùng thắng trong một vụ đàm phán, và bạn cởi mở, dễ tiếp thu, và mềm dẻo trong những bàn bạc của mình, bạn sẽ thường phát hiện ra một giải pháp thứ ba mà không bên nào cân nhắc trước nhưng cao hơn những gì mà bạn hoặc bên kia chưa nghĩ đến.
Một khi bạn đã quyết định rằng bạn chỉ chấp nhận một giải pháp thỏa mãn với cả hai bên, điều này không có nghĩa là bạn phải chấp nhận bất kỳ sự sắp đặt nào mà bạn xem là tốt thứ hai. Với sự rõ ràng về các giá trị và các ý định của bạn, giờ đây bạn ở trong một địa vị để tận dụng mọi chiến lược và chiến thuật sẵn có đối với bạn để đạt được sự thỏa thuận tốt nhất cho cả hai bên.
Thiền Không Sư
Liên hệ Intelligence Way để được tư vấn khóa học giám đốc điều hành

    .
    .
    .
    .