Kẻ thù thứ ba trong thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát

HÔN TRẦM

Bất hạnh thay ta còn ba kẻ thù khác nữa. Hai kẻ thù đầu: tham và sân, là chướng ngại lớn nhất của con người. Nói vậy không có nghĩa là ta không có cái đối trị. Đó là sự rộng lượng và lòng từ bi. Vấn đề là ta phải biết gieo trồng cái tốt và trừ bỏ cái xấu.

Nói thì dễ, nhưng hành khó lắm thay.

Kẻ thù thứ ba của ta là hôn trầm hay thụy miên, uể oải, và buồn ngủ khi thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát, Đó là lúc tâm không ngủ, nhưng cũng không thức. Trạng thái vật vờ khó thể làm nên chuyện gì. Chỉ khác với cái ngủ là ta có thể dễ dàng ra khỏi đó hơn. Nhưng dầu không mê mang như khi ngủ, nó vẫn đáo đi, đáo lại.

Tâm trạng nầy ở ngoài đời được coi là không có phương hướng, từ đó dẫn đến thiếu nghị lực. Nó là một trạng thái thông thường đến nổi, khi một người nào đó có nghị lực, ta sẽ nhận ra ngay. Và Nghị lực là một trong bảy yếu tố dẫn đến Tỉnh thức.

Nhưng khi ta không có nguyên lý rõ ràng thì không có nghị lực gì có thể phát sinh. Sống như thế không có gì hứng thú cả. Không ai có thể sống được như thế. Dồn tất cả sức lực, tâm trí vào chỉ để sống không phải là một việc làm hiệu quả, ta sẽ không thể có nghị lực để sống như thế. Trái lại ta còn cảm thấy bị đè nén, trì kéo xuống.

Phần đông chúng ta không biết hay không nghĩ thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát là một việc rất cần thiết cho ta, nên tâm ta dễ dàng đầu hàng các trở ngại.

Khi mê đọc một quyển sách, ta có thể thức đến nửa đêm để đọc, mà không thấy mệt, ta chỉ ngồi đó miệt mài đọc. Hay khi dự đám tiệc, ta có thể nói suốt buổi mà không mệt, vì ta vui thích.

Việc thực hành cũng phải làm ta say mê. Khi đó không còn lý do gì mà tâm không phấn khởi.

Hãy nhớ là không còn lúc nào khác hơn là lúc nầy. Tương lai dường như chắc chắn trước mặt nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Ta có thể chết bất cứ lúc nào. Khi ta chết – điều không ai tránh khỏi. Vì thế, hãy dùng thời gian còn lại cho những gì quan trọng nhất.

Việc thực hành giống như khi ta bật công-tắc điện lên, bóng đèn phát sáng.

Nếu tâm không luôn phát khởi các vọng tưởng, hy vọng, ước nguyện, thì tâm đã không mệt nhọc chút nào. Không phải do các hoạt động của thân thể hằng ngày, mà tất cả chúng ta ai cũng mệt lử sau một ngày. Nhưng là vì tâm luôn hoạt động lăng xăng, luôn phán đoán. Tôi thích cái nầy, tôi không thích cái kia. Tôi phải có thứ nầy, tôi sẽ vứt thứ kia -chính những thứ đó làm mệt mỏi tâm trí ta. Vì thế người làm việc bằng đầu óc cũng mệt như hay hơn cả người trồng cây hay làm đường.

Khi ta có thể chú tâm, giữ tâm lắng đọng thì tâm được nghỉ ngơi. Thắng lòng mình có nghĩa là không chịu thua trước các đòi hỏi của bản năng.

Các phương pháp Thiền khác: Muốn được ngồi yên tọa thiền phải có một lý do chính đáng nào đó để tâm có đủ nghị lực làm điều đó. Vì ước muốn đạt được gì đó. Trong khi thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát nhẹ nhàng, tự nhiên Thanh tịnh và Tỉnh thức.

Con Đường Trí Tuệ 

Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.

Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.

Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.

Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.

Vô hình, vô tướng là niềm an lạc nhất.

 

 

 

 

 

    .
    .
    .
    .