Kẻ thù thứ năm trong thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát

MẠN NGHI

Kẻ thù cuối cùng của ta là lòng nghi hoặc – nó giống như một cuộc hành trình đến sa mạc mà không mang theo vật dụng, không có bản đồ, do đó ta cứ đi luẩn quẩn để rồi bị cướp, bị đói khát.

Lòng nghi hoặc như một mặt hồ phủ đầy cỏ cây. Làm sao ta có thể nhìn thấy đáy nước với một mặt hồ như thế.

Lòng nghi hoặc thường có mặt như khi ta nghi ngờ về sự thật và thanh tịnh trong việc thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát.

Lòng tự tin sẽ phát sinh khi ta có thể làm được những điều mà ta đã hoạch định. Trong thực hành bước đầu , ta cảm nhận sự Tĩnh lặng đến với mình. Như thế ta sẽ có thêm lòng tự tin trong lần thực hành sau, vì ta biết là ta có thể làm được điều ta muốn làm với tâm. Ta biết là phần nào ta đã làm chủ được tâm.

Lòng tự tin có nhiều khía cạnh. Đó là không phải là sự càng bướng, mà là một cảm giác tin tưởng rằng mình có thể hoàn toàn dựa vào chính mình. Sự nương tựa đó chỉ có thể xảy ra khi ta có thể làm chủ được tình cảm mình. Khi ta còn bực tức, giận dữ, lo âu, sợ sệt, thèm muốn, ghen ghét, tham lam, khi tất cả những thứ tình cảm nầy còn làm chủ ta, thì khó thể tìm được sự an bình. Và khi không an bình, ta đâm ra thiếu tự tin. Chỉ khi nào mọi thứ tình cảm sân si trong ta đã được điều phục, ta mới có được nội tâm cứng rắn, mới chắc rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra ta sẽ phản ứng nhẹ nhàng, tự chủ, lúc đó ta mới thực sự có lòng tự tin.

Đó là một khía cạnh quan trọng của lòng nghi hoặc vì chỉ khi ta có lòng tự tin về chính bản thân, lúc đó ta mới có đủ lòng tự tin để đi theo nguyên lý thực hành đến tận cùng. Tóm lại nhờ vào lòng tự tin, ta mới có thể nói: “Tôi có thể làm được. Tôi sẽ theo đuổi việc đó tới cùng”.

Lòng nghi hoặc thường dấy khởi trong những người không có lòng từ. Nếu không có từ tâm, ta không thể có một lý tưởng nào.

Con đường thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát chỉ có ta, không có người thứ hai nào bên cạnh góp sức vào để vun bồi cho sự hòa hợp nầy. Ta phải hiểu con đường từ trong trái tim mình. Nhu thế sẽ không có nỗi nghi hoặc nào có thể xen vào. Ta sẽ không còn nghi hoặc vì tự ta sẽ khám phá ra tất cả.

Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng làm cuộc đời ta dễ chịu hơn. Và đó chẳng phải là điều mà tất cả chúng ta đều đang kiếm tìm sao? Sự thoải mái, hạnh phúc. Nhưng không phải là thứ lạc thọ ta tìm thấy qua việc thỏa mãn vật chất. Hạnh phúc mà ta kiếm tìm chỉ có thể có được qua tâm an lạc.

Con Đường Trí Tuệ

Bất cứ nơi nào ta đi, hãy đi với tất cả trái tim.

Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.

Sự im lặng là người bạn thật sự và không bao giờ phản bội.

Bằng ba phương pháp chúng ta có thể học sự khôn ngoan: Thứ nhất, bởi sự thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát, đó là cao quý; Thứ hai, bằng cách bắt chước, đó là cách dễ nhất; Và thứ ba là bằng kinh nghiệm, đó là cách cay đắng nhất.

Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.

 

 

 

 

 

 

    .
    .
    .
    .