Cách tổ chức thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát phải được hình thành theo hệ thống giáo dục thực hành, giảng dạy không phân biệt đối tượng người học, có tôn giáo hay không,… bởi nó đã thoát ra khỏi khuôn khổ của một tôn giáo, tín ngưỡng – đó là một chân lý/nguyên lý tự nhiên, con đường trí tuệ để chuyển hóa thân tâm.
Thông thường, các khóa thiền căn bản diễn ra trong 7 – 10 ngày với chương trình chặt chẽ liên tục, trong đó thời gian thực hành chiếm phần lớn gồm: 7 thời tọa thiền (3 thời 1 tiếng, 4 thời từ 1,5 đến 2 tiếng và mỗi thời chỉ giải lao 5 phút). Khu vực tu tập được hoàn toàn tách biệt với bên ngoài bằng cương giới khép kín để đảm bảo sự yên tĩnh; đồng thời Thiền sinh được hướng dẫn phương pháp thực hành theo từng bước cụ thể để hiểu rõ lộ trình hành thiền. Mỗi tối, thiền sinh được học kiến thức về thiền qua pháp thoại, đây là các bước Văn, Tư, Tu theo phương châm giáo dục pháp hành. Các khoá nâng cao tập trung chuyên sâu vào thực hành sẽ từ 20 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày … cho đến 3 tháng,..
Giảng dạy theo phương pháp giáo dục khoa học – Thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát dựa vào nguyên lý tự nhiên và kinh dịch không ép buộc ta phải theo nguyên tắc về thời gian, không gian hay bất cứ nguyên tắc nào sẽ giúp cho người thực hành tiến bộ tuần tự về mặt tâm thức cụ thể, chứ không rơi vào suy tưởng hoang đường hoặc mong cầu đạt đến điều gì đó, kết quả tự đến và chuyển hóa tự chứng . Vị thầy thật sự sẽ điều chỉnh/hướng dẫn tùy theo căn cơ của mỗi người để thấy rõ các ảo tưởng (Thấy Phật, thấy hình tướng ghê rợn, thấy ánh sáng,..) và các ảo tưởng đó sẽ tự mất trong giai đoạn đầu thực hành, vượt qua những tội lỗi mà mỗi người đã gây ra trong quá khứ để tự học bài học của chính mình (bởi chúng ta sinh ra để học và trả bài: tiến hóa hoặc thoái đọa). Chính thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát giúp chúng ta về sự sinh tồn và tiến hóa: Bình an và may mắn tự đến. Quá trình thực hành lâu dài sẽ tự cảm về như ý một cách vi diệu.
Thực hành đúng pháp sẽ mang lại sự chuyển hóa tâm thức từ bất thiện đến thiện lành, từ đau khổ đến hạnh phúc của người thực hành. Những chủng tử bất thiện, vô minh trong tâm thức tham, sân, si sẽ đoạn giảm dần dần qua tiến trình thực hành, có thái độ sống tích cực trong hiện tại.
Quá trình phát triển khả năng tỉnh giác và quan sát toàn bộ cơ cấu thân tâm của chính mình sẽ thấy rõ tình trạng sức khỏe và tâm lý. Từ đó, ta sẽ nhận thức rõ ràng về tính cách và phẩm hạnh của chính mình để có thể cải sửa mặt hạn chế và phát huy ưu điểm.
Người có bản ngã lớn, chấp thủ sẽ tự gây khổ đau cho mình và cho người khác. Chính vì bảo vệ bản ngã nên con người tham lam, sân hận, si mê. Bản ngã lớn thì không có được sự thảnh thơi ở nơi tâm hồn vì khi không thỏa mãn sẽ sinh ra đau khổ và giận hờn. Sự trải nghiệm như thật trên thân là minh chứng cho những điều từng cho là sở hữu, là điều bám víu đều không tồn tại vĩnh hằng, không thuộc về riêng mình.
Hầu như con người sống trong thất niệm, tâm dong ruổi theo những suy nghĩ, tưởng tượng. Thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát mang lại sự tỉnh thức và thanh tịnh, tạo nên những con người có hành động, lời nói, suy nghĩ từng bước đúng đắn, luôn làm chủ được bản thân, tránh/hạn chế được việc gây sai lầm.
Sự mất quân bình do áp lực của cuộc sống dẫn đến tình trạng bị quá tải gây ra bệnh tật, xung đột… Khả năng giữ được sự cân bằng là chìa khóa cho một người trong cuộc sống. Người thực hành xây dựng cho mình phương châm sống thiểu dục tri túc, phấn đấu mà không tham lam, tâm lý vững mạnh không/giảm mất bình tĩnh trước biến cố, không đắm nhiễm vào các dục lạc, thích nghi với hoàn cảnh.
Khi đã có trải nghiệm tự thân, người thực hành không còn vội vàng phê phán, bài xích lỗi lầm của người khác một khi đã nhìn thấy rõ tiến trình của tâm trên chính mình mà sẽ cảm thông và tha thứ, dung hòa lợi ích của mình và của người. Lối sống luôn quân bình sẽ lan tỏa đến mọi người xung quanh, gây được thiện cảm, mối quan hệ giữa người với người được hòa hợp, an vui.
Thực hành đều đặn, đúng pháp/nguyên lý và tùy vào mức độ mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe. Khi thực hành, quá trình quan sát toàn thân bằng tâm thức tạo thành năng lượng bên trong cơ thể tự phát huy khả năng kháng thể thanh lọc cặn bã tích tụ trong thân, đồng thời sự an tỉnh giúp giảm đi những suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa bất an.
Việc thực hành dựa trên ‘lợi mình, lợi người, lợi cả hai’. Vì vậy, cách tổ chức theo hệ thống giáo dục pháp hành sẽ đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
Con Đường Trí Tuệ
Không quan trọng chậm như thế nào, miễn là đừng bao giờ bỏ cuộc.
Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
Sinh và tử của ta chỉ là một. Ta không thể có cái này mà chẳng có cái kia.
Nước mưa đến từ đâu? Nó thường đến từ những nguồn nước dơ bẩn trên mặt đất và bốc hơi mà thành. Đối với phiền não, tâm ta cũng có thể làm được như vậy,.