Ảnh hưởng của thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát trong đời sống

Sống là một nghệ thuật. Ai trong chúng ta chẳng từng vấp ngã một, nhiều lần trong đời. Ta gọi đó là thảm kịch, bất hạnh ‘cuả tôi’. Thật ra đó chỉ là một nghệ thuật sống chưa được hoàn hảo.

Việc thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát là ta có thể kinh nghiệm được tính cách vô thường của sự vật. Trừ khi tự chúng ta kinh nghiệm được điều đó, nếu không tính cách vô thường của sự vật cũng chỉ là những lời nói vô nghĩa. Và lời nói không giúp chúng ta thấy được. Phải tự chứng nghiệm.

Với chút ít kinh nghiệm thực hành, ta có thể dễ dàng nhận ra được sự vô thường của cảm thọ, đồng thời ta cũng nhận ra được sự vô thường của bản thân. Ai cũng biết thế. Người có hiểu biết đều biết rằng thân của ta, của tất cả mọi người đều vô thường, hoại diệt. Nhưng tất cả chúng ta đều sống như thể ta sẽ không bao giờ mất, ta đau khổ, khóc than khi thân nầy bị hủy hoại theo luật tự nhiên, như thể đó là việc ta không bao giờ ngờ tới. Đó là vì chúng ta tự quay lưng lại với thực tại. Ta chỉ muốn chấp nhận cái tốt đẹp. Còn khi phải đối mặt với sự thật phủ phàng, ta tìm cách đổ lỗi cho kẻ khác. Có người còn đổ cho quỷ thần, trời đất. Không cần biết ta trách móc người chung quanh hay trách trời đất, sự thật là cuộc đời đầy những vô thường, chúng ta phải chấp nhận sự thật đó để sống cho đúng.

Khi chúng ta suy nghĩ thêm, ta sẽ thấy là mỗi giờ phút trôi quá, các tế bào trong cơ thể cũng thay đổi. Chúng ta ai cũng học điều nầy ở nhà trường.
Bằng chính kinh nghiệm của mình rằng không có gì bền vững, tồn tại mãi, nhất là với thân nầy. Khoa học đã chứng minh rằng không có gì trong vũ trụ là một khối. Tất cả vật chất hiện hữu đều được tạo thành bởi những phân tử di chuyển với tốc độ nhanh – đến cùng với nhau và rã tan cùng nhau Ta cũng tự biết với một chút phán đoán thông minh rằng không có gì là một khối cứng rắn. Nếu không sẽ không có cơ thể chúng ta, mà chỉ có những cái xác người.  Cơ thể luôn biến đổi. Không có gì để ‘tôi’ bám víu vào. Tư tưởng luôn thay đổi, vậy ‘tôi’ ở đâu? Nhưng dĩ nhiên là con người chạy tìm một hình ảnh tưởng tượng để ẩn trú vào.

Một đăc tính nữa của việc thực hành, chính là nguyên lý thực hành chứ không phải phương pháp Thiền về nền tảng của sự chú tâm.

Thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát chỉ là thấy ra sự thật và thanh tịnh, chứ không nhắm đạt được bất cứ điều gì (giàu có, thần thông,..).

Một cách tự nhiên: giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, bớt đau khổ, phiền não. Từ đó tập trung làm việc, hoạt động hiệu quả, giải quyết mọi thứ nhanh chóng và chuẩn xác, đạt được nhiều thành tựu. Cụ thể:

-Bảo vệ, giữ gìn thân thể được mạnh khỏe.

-Tăng tuổi thọ: Các tế bào trong cơ thể được trẻ, đổi mới và sống lâu. Hiểu một cách đơn giản là nếu để tự nhiên, không bị ngoại cảnh tác động

-Tăng sức mạnh

-Giảm dần và đóng hẳn tội lỗi: Nhờ công năng của thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát mà tâm chúng ta không vọng động, từ đó có thể đóng được các cửa tội lỗi. Chúng ta tạo các tội lỗi là do không làm chủ được tâm và bị tâm dẫn dắt. Như khi có người mắng mình, chửi mình, nếu biết thực hành thì tâm chúng ta sẽ quay trở về an định và an nhiên vượt qua; ngược lại nếu không vượt qua được thì tâm chúng ta sân giận rồi đánh, giết người, tạo tội lỗi.

-Không mất danh dự, danh vọng: Phước lạc là giữ gìn danh dự, danh vọng cho chúng ta vì chúng ta không phạm vào các tội lỗi cho nên danh dự, danh vọng được giữ gìn.

-Đem lại danh dự, danh vọng: Chúng ta trở nên chín chắn, sáng suốt; đem lại danh dự, mọi người yêu kính, tin quý mình. Những ai tâm hiếu động, lăng xăng người ấy thường khó làm việc lớn, tâm xao động nhiều quá, lao chao, vụt chạc là tâm không có thực hành, tâm không an định nên không có thành tựu, người ấy không đạt được danh dự, không đạt được sự quý kính của mọi người.

-Tiêu biến sự “không hoan hỷ” (buồn chán)

-Phát sinh sự hoan hỷ: Tâm chúng ta được tĩnh lại trước nghịch cảnh, tự nhiên mình tự tại, thanh thản hơn.

-Dứt hẳn sự sợ hãi: Nếu biết thực hành đầy đủ thì dứt trừ cho chúng ta sự sợ hãi. Sợ hãi chính là tâm dao động của chúng ta.

-Tăng lòng dũng cảm

-Dứt trừ lười biếng

-Phát sanh tinh tấn

-Dứt trừ tham luyến

-Dứt trừ sân hận

-Dứt trừ si mê

-Dứt trừ ngã chấp

-Dứt trừ suy nghĩ

-Giúp tâm được nhứt hành (định)

-Làm cho tâm ưa thích ở nơi thanh vắng

-Làm cho phát sanh sự tươi vui

-Phát sanh phỉ lạc

-Tăng thêm sự tôn kính

-Giữ gìn đức nhẫn nhục

 

Con Đường Trí Tuệ

Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

Khi vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi đau khổ, hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai

Khi nào thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não

Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác

 

    .
    .
    .
    .