Vì sao nên thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát?

Thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát dành cho người muốn thấy sự thật và sự bình an trong cuộc sống. Nguyên lý của Con Đường Trí Tuệ rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng khát khao và thiện ý đều có thể đi trên con đường nầy để đạt được tự do, bình an và may mắn cho thân tâm. Khi chúng ta có thể giải thoát khỏi các phản ứng tình cảm và chỉ trú ngụ trong lòng tự nhiên không dính chấp/sinh khởi, tâm ta sẽ rộng mở để đón nhận những sự thật vĩ đại về ý nghĩa của vũ trụ. Chúng ta càng hướng về những sự thật nầy, chúng ta càng dễ đạt đến bình an và trong sáng. Hy vọng là những chia sẻ nầy sẽ giúp bạn tiến bước nhẹ nhàng hơn.

Tại sao phải Thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát – có gì quan trọng? Hẳn là bạn cũng muốn tìm hiểu, nếu không bạn đã không đọc những dòng nầy.

Con người rất lạ là luôn nghĩ về tương lai hay quá khứ. Người trẻ thì nghĩ đến tương lai ở phía trước. Người già thì nhớ về quá khứ đã sống qua. Nhưng để kinh nghiệm cuộc đời, chúng ta cần phải sống trong giờ phút hiện tại. Cuộc sống không có ở quá khứ. Đó chỉ là kỷ niệm, hoài ức. Cuộc sống không xảy ra trong tương lai. Đó chỉ là dự tính. Thời điểm duy nhất chúng ta thực sự sống là hiện tại trước mắt. Và chúng ta phải tập sống như thế.

Tất cả chúng ta đều biết giữ cho thân thể sạch sẽ. Ta tắm rửa mỗi ngày ít nhất một lần hay nhiều hơn. Khi ra đường, ta mặc quần áo sạch sẻ. Tối đến ta lo cho thân ngủ nghỉ. Nếu không, ta không đủ sức đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời. Ta cần có một mái nhà để che cho thân khỏi mưa, gió, nóng, lạnh. Thiếu những thứ đó, thân sẽ không chịu đựng nỗi. Ta còn bồi dưỡng cơ thể bằng những thức ăn chọn lọc, bổ dưỡng, lo tập thể dục cho thân được cường tráng, khỏe mạnh. Dầu không tập, chúng ta cũng đi đứng, hoạt động, vì nếu không chân tay ta sẽ teo tóp. Tâm cũng cần được chăm sóc giống nhu thế.

Đúng ra, ta còn phải chăm sóc cho tâm hơn cả thân nữa, vì tâm là chủ, còn thân chỉ là người đầy tớ. Một người đầy tớ khỏe mạnh, cường tráng, năng nổ nhưng có một ông chủ yếu đuối, thiếu kiên quyết không biết mình phải làm gì, cũng khó có thể làm nên việc. Người chủ phải biết điều khiển, chỉ huy người đầy tớ của mình. Ngay nếu như người đầy tớ không được khỏe mạnh, tháo vát nhưng ông chủ khôn ngoan, giỏi giắn thì ‘ngôi nhà’ của ta cũng được tự tại.

Tâm và thân nầy làm nên ‘ngôi nhà’ của chúng ta. Nếu ngôi nhà nội tâm không được yên, thì ngôi nhà bên ngoài của ta cũng khó ổn. Ngôi nhà chúng ta sống, và làm việc tùy thuộc vào sự an khang của ngôi nhà nội tâm. Người chủ, người điều khiển phải sống trong những điều kiện hoàn hảo nhất.

Không có gì trong vũ trụ nầy có thể so sánh hay thay thế được tâm. Tâm tạo ra mọi thứ. Nhưng tất cả chúng ta đều coi thường tâm mình. Đó cũng là một nghịch lý của cuộc đời. Không ai coi thường thân thể mình, nếu nó bệnh, ta vội vã chạy đi bác sĩ. Nếu nó mệt mỏi, ta vội vã cho nó nghỉ ngơi. Nhưng ta đã làm gì cho tâm?

Muốn tâm được phát triển sâu rộng, ta cần phải chăm sóc tâm. Nếu không tâm ta luôn nhìn cuộc đời bằng con mắt nhị nguyên (hai chiều): Tốt/xấu; yêu/ghét, vui/buồn,… Chỉ khi tâm đã được rèn luyện, ta mới có thể thay đỗi cái nhìn của mình để có thế nhìn thấy được những ‘chiều’ khác của sự vật.

Với nhiều năm thực hành theo phương pháp của nhiều vị thầy, việc thực hành sẽ do từng người thấy biết và là nguyên lý đã có sẵn trong mỗi người – người hướng dẫn/như ngón tay chỉ trăng để mọi người tự thấy sự bình an/thanh tịnh trong chính nội tâm mình một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, tự nhiên – thấy rõ các tội lỗi mà mình đã gây ra – học bài học, buông xả,…

Trong quá trình thực hành, ta sẽ có người đi trước để đưa ra những nguyên lý để đối trị với vọng tưởng, hoài niệm, ..để từng bước làm chủ tâm.

Tâm không kiềm chế giống như những lượn sóng trồi lên trụt xuống, chạy lăng xăng từ chuyện nầy qua chuyện khác, không bao giờ có thể trụ yên một chổ. Ai chẳng từng kinh nghiệm có khi đọc sách, đến cuối trang mới bỗng nhận ra không biết mình vừa đọc gì, phải đọc lại cả trang. Ta phải thúc đẩy, luyện tập để làm chủ tâm.

Tâm vững mạnh có thể chịu đựng sự nhàm chán, căng thẳng, tuyệt vọng hay đau khổ — vì tâm không bám víu vào những gì nó không thích.

Trong đời sống, vị thầy càng chỉ ra rõ ràng, dễ hiểu – nhưng trong thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát, ta tìm ra bí mật của việc thực hành rất tuyệt vời (như tâm truyền tâm vậy)

Con Đường Trí Tuệ

Vạn pháp là rỗng không, vô ngã, vô thường và …, nên thực hành Tĩnh lặng và Tuệ quan sát hướng theo điều đó, không có phương pháp mà chỉ là nguyên lý đã có sẵn trong mỗi người và trong tự nhiên.

 

 

    .
    .
    .
    .