Triết lý số 3 – Sự bình yên – Thiền Không Sư

Thiền Không Sư – Bình yên ở thế gian.
Khi ta thấy rõ sự bất an trong đời sống, chính khi đó ta mới  cảm nhận được sự bình an chỉ có ở trong tâm hồn mình. Mãnh đất bình an chỉ có ở trong tâm hồn ta, nó không ở bên ngoài ta. Chỉ có sự bình an trong thái độ tại đây và bây giờ.
Cho dù ta mạnh mẽ đến đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ có những lúc tâm hồn ta sẽ bị tổn thương. Có thể là do những đau khổ trong quá khứ, những thất bại tác động. Nhưng hãy tin tưởng vào bản thân mình, cho bản thân thời gian, rồi mọi thứ sẽ ổn.
Thái độ sống bình tĩnh có thể giúp ta tự do tự tại cho dù phải đương đầu với sóng dữ hay bão táp cuộc đời.
Cuộc đời này thắng thua là chuyện thường tình, đâu đâu cũng đầy rẫy những thách thức. Vì thế dù có khi chịu thua thiệt một chút cũng không sao. Hãy nghe theo lời mách bảo của trái tim để không cảm thấy hổ thẹn với cuộc đời và bất chợt trong một khoảnh khắc nào đó, ta gặp lại chính mình lúc đó ta mới hiểu đi khắp thế giới cũng không bằng tìm ra con đường trở về chính mình.
Tâm bình yên không phải là trạng thái hoàn toàn không có sự hỗn loạn hay phiền não nào mà nó giống như trong một bức tranh, mặc dù mưa gió bão bùng nhưng con người vẫn có thể giữ được sự yên bình trong tâm hồn. Để giữ được cái tâm yên bình, thanh thản ấy không phải là bản thân ta lẫn tránh trước hiện thực hay tránh xa cuộc sống ồn ào mà là ta biết giữ lấy sự tĩnh lặng và giữ được sự thuần phác của mình giữa dòng đời hối hả.
Chỉ có một tâm hồn bình yên mới mang lại đời sống hạnh phúc viên mãn. Nếu cứ đeo đuổi các giá trị vật chất bên ngoài ta, toàn thấy người khác hạnh phúc hơn mình vì họ có những giá trị vật chất mà mình khát khao nhưng không thể có được. Ta càng khát khao sự giàu sang của người khác bao nhiêu thì càng cảm thấy mình kém cỏi, bất tài, tự ti và mặc cảm với đời bấy nhiêu. Nhưng khi thấy được giá trị cốt lõi của đời sống là sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn thì ta thấy mình hạnh phúc vô cùng.
Khi ta chạm vào được thế giới an nhiên nơi tâm mình, mọi ước mơ vẫn còn đó nhưng không còn làm ta đau đầu nữa, mọi khát vọng vẫn còn đó nhưng không còn tạo áp lực lên ta nữa. Ta vẫn hành động để thực hiện ước mơ, vẫn làm việc để đạt được khát vọng nhưng tất cả đều nằm trong sự bình yên của tâm hồn. Vì thế, dù ta có thực hiện được ước mơ hay đạt được khát vọng hay không thì trong ta luôn hiện hữu sự mãn nguyện đủ đầy và hài lòng với mọi thứ ở đời.
Đối với những người đang trú trong an chỉ định, tâm họ thoát khỏi các đối tượng giác quan không bị ngoại cảnh quấy rầy và họ an hưởng được hương vị hỷ, lạc và sống an lạc trong hiện tại. Những người đạt được tùy thời định không bị dính mắc trong quá khứ, hiện tại và tương lai nên họ cũng sống an nhiên trong hiện tại. Nếu ta luôn tự nhắc mình rằng trong nội tâm thường hiện hữu sự bình yên tịnh lạc vốn có thì chắc chắn không điều gì có thể phá vỡ được sự bình yên đó và không ai có thể hủy diệt được sự bình yên đó. Vì thế hãy luôn nghĩ đến sự bình yên vốn có trong tâm để mình lúc nào cũng an trú trong niềm hạnh phúc diệu kỳ của tâm hồn.
Có tâm thái điềm tĩnh, thanh thản sẽ khiến ta tự biết mình biết người, không tự cao tự đại. Tuy rằng có thể ở hiện tại ta đang phải đương đầu với phong ba bão táp nhưng ta cần nhớ rằng, trong đại dương cuộc sống mênh mông kia, luôn có hòn đảo hạnh phúc, có bến bờ với ánh nắng chan hòa đợi ta cập bến. Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người vì vậy hãy cố gắng điều chỉnh tâm của mình về trạng thái tốt nhất.
Thay đổi thái độ là thay đổi cuộc đời. Ta sinh ra không phải thay đổi cuộc đời mà sinh ra để thay đổi chính mình.
Giữ cân bằng trong thăng trầm cuộc đời sẽ được bình yên.
Thiền Không Sư
Đến độ tuổi nào đó, người ta sẽ chọn bên cạnh một người không phải vì yêu hay vì thương mà đơn giản là bình yên.
Chỉ đến khi chấp nhận mình khiếm khuyết rồi tìm cách bù đắp lại lỗ hỏng, con người mới mong có ngày bình yên.
Pháp trong thế gian là hoàn hảo như hạt mưa rơi: vui sướng hay đau khổ hay thanh tịnh bởi lòng ta – Fang Tử.
Những người mang trắc trở/phiền muộn/xúc phạm/.. bạn chính là người thầy của ta để ta tránh/sửa chữa lỗi lầm chứ không phải để làm theo – Fang Tử
Thế giới vận hành một cách tự do tự tại nhưng vẫn theo những quy luật. Con người muốn tự tại cũng cần phải tự do & kỹ luật – Fang Tử
Đối kháng lại những cảnh/người chống mình/không thích mình hoặc mình không thích họ chỉ gây ra khổ cho mình mà thôi – Fang Tử.

    .
    .
    .
    .